Thiết bị tự động hoá là dòng sản phẩm gồm nhiều chủng loại được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và các nhà xưởng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chúng là gì và gồm những loại nào.
Thiết bị tự động hoá là gì?
Tự động hóa hay Điều khiển tự động hoá được hiểu nôm na là một loạt các công nghệ làm giảm sự can thiệp của con người vào các quy trình của máy móc. Do đó việc tạo ra nhiều loại linh kiện, thiết bị tự động sẽ giúp ích rất nhiều trong quy trình của hệ thống. Các loại linh kiện, thiết bị tác động và giảm sự can thiệp này được gọi là thiết bị tự động hoá.
Sự can thiệp của con người được giảm thiểu bằng cách xác định trước các tiêu chí quyết định; các mối quan hệ của quy trình phụ và các hành động liên quan – và thể hiện những xác định trước đó trong hệ thống máy móc.
Các loại thiết bị tự động hoá
Để thực hiện việc tự động hoá thì tuỳ từng loại máy móc, hệ thống cơ khí mà sử dụng các loại thiết bị tự động hoá phù hợp với nhu cầu. Các loại thiết bị tự động hoá rất đa dạng, phong phú; có thể kế đến các loại tự động hoá như sau:
Bộ lập trình PLC
Đây là dòng thiết bị được dùng cho quá trình tự động hóa hệ thống công nghiệp. Các bộ điều khiển được lập trình có thể tự động hóa cho một hoặc nhiều thiết bị khác hoạt động; có thể đó là cả một dây chuyển sản xuất, đóng gói. Cấu tạo bộ lập trình PLC gồm:
- Bộ mạch xử lý có cổng kết nối giữa PLC và các module vào và ra.
- Một bộ nhớ trong (bộ nhớ chương trình) và có thể mở rộng bằng bộ nhớ ngoài.
Màn hình HMI
- Phần cứng: Bao gồm màn hình, các nút bấm, CPU, chip và bộ nhớ: RAM, ROM, EPROM/Flash…
- Phần mềm: Chính là các thiết lập truyền thông, thiết kế giao diện, các chương trình.
- Phần truyền thông: Bao gồm những cổng truyền thông: RS485, RS232, USB, Ethernet. Một số giao thức truyền thông khác như: CANbus, Mobus, MPI, PPI, Profielbus.
Màn hình HMI được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp , giao thông. Các kỹ sư, kỹ thuật viên điều hành nhà máy sử dụng màn hình HMI để giám sát, điều khiển các quá trình hoạt động đang diễn ra. Thậm chí việc điều khiển ở xa so với vị trí đặt máy.
- Ở các điều kiện môi trường khác nhau đều cho kết quả tương thích với mắt quan sát
- Chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại rất nhiều lợi ích.
- Bộ mạch xử lý phức tạp nhưng thao tác vận hành cực dễ dàng
- Độ bền cao
Khởi động từ – Contactor
- Hệ thống dập hồ quang: Giúp dập cháy tại các tiếp điểm, hạn chế bị mòn dần
- Hệ thống tiếp điểm: Gồm tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ cho dòng điện lớn, dòng điện nhỏ đi qua.
- Nam châm điện: Với lò xo, lõi sắt, cuộn và cuộn dây.
- Ngày nay, khởi động từ được thiết kế và chế tạo nhỏ gọn nên rất thích hợp để lắp đặt trong các không gian nhỏ hẹp; nơi mà việc lắp cầu dao đóng cắt lắp đặt bất tiện.
- Thời gian đóng cắt nhanh, an toàn và thân thiện với con người; cũng như an toàn đối với các máy móc xung quanh.
- Khả năng làm việc ổn định, bền bỉ, ít sự cố.
Relay
- Hiệu điện thế kèm cường độ dòng điện tối đa
- Hiệu điện thế kích tối ưu.
- Khối chấp hành: Nhiệm vụ phát tín hiệu cho mạch điều khiển.
- Khối tiếp thu: Chức năng tiếp nhận tín hiệu từ đầu vào rồi biến thành 1 đại lượng để cung cấp tín hiệu cho khối trung gian.
- Khối trung gian: Khối này sẽ nhận tín hiệu từ khối tiếp thu rồi biến thành đại lượng để relay tác động
Biến tần
Lợi ích của sử dụng biến tần là gì?
- Giảm dòng khởi động giúp tránh được tình trạng sụt áp.
- Dễ dàng đảo chiều và thay đổi tốc độ động cơ, tránh việc khởi động đột ngột khi động cơ mang tải lớn, giúp hệ thống an toàn và ổn định.
- Do biến tần có thể kết hợp với các module truyền thông; cho nên việc giám sát cũng như điều khiển trở nên dễ dàng hơn.
Cấu tạo của biến tần
- Mạch điều khiển,
- Bộ chỉnh lưu,
- Bộ nghịch lưu IGBT,
- Màn hình hiển thị
- Bộ kháng điện xoay chiều
- Bộ kháng điện DC
- Bộ lọc và các điện trở hãm, bàn phím, …
- Biến tần sức căng,
- Biến tần cho máy bơm nước,
- Biến tần cho máy nén khí
- Biến tần thang máy,
- Biến tần cẩu trục,
- Biến tần cho máy ép nhựa,
- Biến tần cho phòng nổ…
Cảm biến
Thiết bị đóng cắt
- Cầu chì chuyển mạch,
- Bộ cầu chì HRC,
- Bộ cách ly không tải,
- Bộ chuyển mạch,
- Bộ ngắt mạch CB: MCCB, MCB, SPD, ELC
- Khởi động từ.
Chức năng chung của các thiết bị đóng ngắt là điều khiển; chuyển đổi và bảo vệ thiết bị điện cũng như mạch điện luôn an toàn; tránh được những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Thiết bị đóng cắt được xem như một bộ chuyển mạch. Những thiết bị này còn tham gia việc cắt dòng nếu phát hiện bất kỳ các sự cố điện do cảm biến báo về. Đây là điều cần thiết với các máy móc tự động hóa trong nhà máy, hoạt động với công suất cao. Các thiết bị này trong hệ thống không hoạt động riêng lẻ mà kết hợp với nhau để truyền tải, phân phối và chuyển đổi điện năng hiệu quả, tiết kiệm.
- Hoạt động nhanh chóng,
- Mức độ tin cậy cao,
- Có thể dự phòng các thao tác bằng tay,
- Tách biệt giữa phần bị lỗi và phần không bị lỗi.
Bộ nguồn
- Phù hợp với tiêu chuẩn trên thế giới với công nghệ chuyển đổi chế độ đảm bảo chất lượng
- Dễ dàng cài đặt, sử dụng và thay thế dễ dàng từ ứng dụng này sang ứng dụng khác
Thiết bị Minh Phương là đơn vị chuyên cung cấp các loại linh kiện – thiết bị cho hệ thống cơ điện công nghiệp. Chúng tôi có cung cấp đầy đủ các loại thiết bị tự động hoá cho công nghiệp. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp; quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.
Thiết bị điện Hoàng Chiến
Địa chỉ: Số 7H/1 Đường DT743, Khu phố 1A, Phường An Phú, TP. Thuận An, Bình Dương
Hotline: 090 682 45 06
Email: thietbihoangchien@gmail.com
Website: https://thietbidienhoangchien.com/